Sún răng ở trẻ là hiện tượng hay gặp, phổ biến ở các bé nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình trạng sún răng sớm gây ra khá nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng… Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng.
Nguyên nhân sún răng ở trẻ
Sún răng gần giống với sâu răng bởi cũng là do axit ăn mòn men răng tạo thành những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng sau đó phá hủy các tổ chức răng nhưng bé sẽ không bị đau răng như khi bị sâu.
Các nguyên nhân chủ yếu như
- Do thói quen ăn đồ ngọt như bán kẹo, đồ uống có ga nhất là vào buổi tối mà trẻ không có thói quen đánh răng trước khi đi ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi: Canxi là thành phần quan trọng của răng, nếu thiếu canxi răng sẽ yếu dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
- Chế độ chăm sóc răng không hợp lý: Trẻ em thường ăn vặt nhiều lần trong ngày, cha mẹ nên quan tâm tới việc cho trẻ uống nước sau khi ăn và xúc miệng sạch sẽ giữa các lần đánh răng để thức ăn thừa trên răng giảm bớt tránh tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn.
Biểu hiện trẻ sún răng
Biểu hiện của sún răng là lợi bé hơi cứng, chảy máu, hơi thở có mùi hôi, ban đầu răng có vệt ngà vàng rõ rệt rồi đen và tiêu dần. Tuy không gây đau nhức như sâu răng nhưng sún răng ở trẻ em làm răng bị ăn mòn dần, về sau sẽ chỉ còn chân răng gần sát với lợi, lúc này răng bị đen và trông như bị mủn. Khi đó bệnh không tiến triển nữa và bé vẫn có cơ hội có hàm răng không mới bị sâu sau khi thay răng nhưng điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự can thiệp của cha mẹ bởi chân răng vẫn còn nguyên cho đến khi bé thay răng, việc cha mẹ cần làm là đảm bảo rằng vi khuẩn không xâm nhập sâu hơn gây sâu răng hoặc ảnh hưởng đến tủy và phần lợi của bé.
Hậu quả của bệnh sún răng
- Răng sữa bị sún sẽ ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn của bé, vì răng bị sún sẽ mủn và rụng sớm nên răng vĩnh viễn khó có thể mọc đều và thẩm mĩ.
- Răng sún cũng gây khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn của bé.
- Răng sún không đẹp khiến bé xấu hổ ảnh hưởng tới kỹ năng phát âm và giao tiếp của bé.
Cách điều trị sún răng cho trẻ
Cha mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát triển của sún răng bởi vi khuẩn sẽ lây lan rất nhanh. Bác sĩ có thể nạo chỗ răng mủn, chấm thuốc để tái tạo răng hoặc hàn.
Vệ sinh đúng cách và tạo thói quen bảo vệ răng miệng cho trẻ. Vệ sinh toàn bộ khoang miệng chứ không chỉ riêng răng bao gồm cả lưỡi, nếu có thể nên dạy bé sử dụng chỉ nha khoa.
Bổ sung canxi, vitamin D để răng và xương chắc khỏe từ bên trong.
Cách điều trị với sản phẩm răng miệng Dạ Thảo Liên
Đối với sún răng ở trẻ thì cha mẹ cần cho trẻ xúc miệng nước muối, trà xanh hoặc súc miệng với sản phẩm đặc trị Dạ Thảo Liên, cách sử dụng như sau:
- Đối với trẻ em chưa đánh răng: Nhỏ 1 giọt vào 20-30ml nước để nhúng khăn lau răng lợi cho bé, sau đó ngậm thêm 2-3 phút. Nếu có thể thì nhỏ hoặc chấm Dạ Thảo Liên vào chỗ bị viêm để tăng hiệu quả.
- Đối với trẻ em biết đánh răng và người lớn: Nhỏ 1 giọt vào kem đánh răng để đánh cùng, tiếp tục xúc miệng 20-30ml nước có pha Dạ Thảo Liên 2-3 phút và sau cùng thì chấm thêm vào chỗ viêm để tăng hiệu quả.
- Khi vùng viêm đã tiêu cần duy trì thói quen trên 1 thời gian để đảm bảo răng miệng sạch sẽ không cho vi khuẩn có thể quay trở lại.
Lưu ý khi dùng sản phẩm Dạ Thảo Liên
- 2 lần/ ngày sau ăn 30 phút, không nên dùng hơn vì sản phẩm ở dạng tinh dầu có thể cay nóng.
- Khi mới sử dụng sẽ có thể có cảm giác nhức, đau, ngứa nhưng sau đó sẽ giảm sau khoảng 3-5 ngày.
- Sau khi khỏi bệnh nên tiếp tục duy trì thói quen sử dụng Dạ Thảo Liên để phòng bệnh.
- Khi vệ sinh răng miệng cha mẹ nên chú ý vệ sinh cả lưỡi bé bởi có rất nhiều vi khuẩn tích tụ trên lưỡi bé.
- Cách tốt nhất vẫn là tạo cho bé thói quen để bé chủ động trong việc chăm sóc răng miệng của mình, tránh lạm dụng thuốc bởi để điều trị cần phải kết hợp cả thuốc và việc vệ sinh mới đạt hiệu quả cao nhất.